Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng cho cha mẹ

LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHO CON HỌC ONLINE

Hình ảnh
Ngày nay, học online đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự phổ thông và được đánh giá cao ở Việt Nam. Nước Úc đã dùng học từ xa từ lâu để hỗ trợ và bảo vệ an toàn cho học sinh tại các vùng outback, đường xá xa xôi hiểm trở. Học sinh của chúng ta, có phải bơi qua sông, trèo đèo lội suối thì cũng phải đến tận trường, gặp tận mặt thầy cô mới lấy được con chữ về, mặc dù bản làng của em đã có điện, có truyền hình, có internet. Học sinh Mỹ cũng có thể học online theo homeschooling với 1.001 lý do, từ việc bận đi thi thể thao hay ca nhạc không thể theo g iờ giấc truyền thống, cho tới việc tránh bị bắt nạt ở trường, hay đơn giản vì “thích học ở nhà hơn”. HỌC ONLINE QUA CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT Trong khi thế giới đã quen thuộc với việc học online và thấy được những mặt tích cực nó đem lại, thì tại Việt Nam, vẫn tồn tại dai dẳng định kiến với học online, học từ xa. Hệ từ xa là hệ bị “ghét bỏ” nhiều nhất. Không biết do quản lý chất lượng giảng dạy tiêu cực ra sao

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC

Hình ảnh
Vì sao bé đánh người khác? Vì bé cũng bị đánh. Mình không ám chỉ đánh là kiểu bị vụt lên bờ xuống ruộng, hay bạo hành... đánh có thể đơn giản chỉ là cái tét vào tay, đánh vào mông... đó cũng là đánh, là làm đau, tổn thương người khác. Vì bé từng nhìn thấy người khác đánh ai đó. Có thể bạn chưa từng đánh bé, nhưng bé nhìn thấy sự việc này xảy ra (có thể thường xuyên hoặc không). Ví dụ thấy bố mẹ đánh anh chị lớn hơn, cô giáo đánh bạn khác, người lớn trêu bé đánh chừa mẹ này, bố này để bé khóc, anh chị lớn trêu đánh nhau... Bé chưa biết thể hiện cảm xúc của mình. Phần lớn các bé đều chưa thể dùng ngôn ngữ để biểu lộ cảm xúc tức giận, ghét, khó chịu... của mình. Thay vào đó bé sử dụng hành động để biểu đạt cảm xúc đấy. Hậu quả từ việc “đánh chừa”. Lứa tuổi nào bắt đầu xuất hiện hiện tượng này? 14 tháng trở lên là giai đoạn hiện tượng giơ tay đánh người khác thường bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có biểu hiện từ khá sớm, khoảng 9-11 tháng. Nếu bố mẹ xử lý đúng các

TA DẠY CON HAY CON DẠY TA?

Hình ảnh
Chúng ta thường được giáo dục để trở thành những người con tốt trong gia đình, nhưng rất ít khi được giáo dục để trở thành cha mẹ tốt. Cũng như vậy, chúng ta thường nghĩ chỉ có những đứa trẻ mới cần được cha mẹ dạy dỗ, còn cha mẹ thì không. Có khi nào chúng ta tự đặt câu hỏi ngược: Ta dạy con hay con dạy ta? Trở thành một người mẹ hay một người cha, chắc chắn là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của mỗi người, điều này sẽ mang đến cho chúng ta những thay đổi cũng như trong tư duy và cảm xúc trong cuộc sống. Bản thân mỗi người khi trở thành cha mẹ đều mong muốn mang đến cho con cái những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên không phải mọi bản năng làm mẹ, làm cha đều giúp chúng ta đi đúng hướng trong cách nuôi dạy con trẻ, khi mà không có một trường lớp nào đào tạo về nghề làm cha mẹ. Trong quá trình nuôi dạy con, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ vấp phải những sai lầm. Để dạy đúng cho con, chúng ta có thể mất 10 lần, 20 lần, nhưng sửa sai cho con thì mất cả tháng, thậm chí tính cả bằng năm.

LÀM GÌ KHI CON NHÚT NHÁT VÀ HAY BỊ BẠN BẮT NẠT

Hình ảnh
Việc con bị những đứa trẻ khác trêu chọc, bắt nạt khi ra ngoài luôn là một nỗi lo canh cánh trong lòng ba mẹ, đặc biệt là với những em bé nhút nhát, hay yếu đuối. Nếu con bạn không may rơi vào trường hợp đấy, thì ba mẹ sẽ có cách xử lý và dạy con như thế nào hiệu quả để đối phó? TRẺ NHÚT NHÁT VÀ HAY BỊ BẮT NẠT Chúng ta biết rằng bắt nạt học đường cũng như trong xã hội là việc rất nghiêm trọng, và nó xảy ra ở mọi quốc gia, cả ở những nền giáo dục văn minh. Nó gây tổn thương tâm lý cực kỳ nặng nề, thậm chí cả tự tử. Chúng ta thường rất phẫn nộ với những clip bị đánh đập hội đồng, nhưng bạo hành tinh thần bằng việc tẩy chay, cô lập, bịa chuyện, chửi bới hoặc làm nhục, lăng mạ gia đình, thao túng trên mạng... còn nhiều hơn, và cũng ảnh hưởng không tốt tới con trẻ. Việc bị bạn bè bắt nạt có tác động sâu sắc đến trẻ em. Bởi vì đó là những cách hành xử xấu và sẽ làm tổn thương con ghê gớm. Con bạn lại không dám nói vì sợ bị đánh, mất tình bạn hoặc bị các bạn khác cô lập. NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ