KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC


Vì sao bé đánh người khác?
❌ Vì bé cũng bị đánh.
Mình không ám chỉ đánh là kiểu bị vụt lên bờ xuống ruộng, hay bạo hành... đánh có thể đơn giản chỉ là cái tét vào tay, đánh vào mông... đó cũng là đánh, là làm đau, tổn thương người khác.
❌ Vì bé từng nhìn thấy người khác đánh ai đó.
Có thể bạn chưa từng đánh bé, nhưng bé nhìn thấy sự việc này xảy ra (có thể thường xuyên hoặc không). Ví dụ thấy bố mẹ đánh anh chị lớn hơn, cô giáo đánh bạn khác, người lớn trêu bé đánh chừa mẹ này, bố này để bé khóc, anh chị lớn trêu đánh nhau...
❌ Bé chưa biết thể hiện cảm xúc của mình.
Phần lớn các bé đều chưa thể dùng ngôn ngữ để biểu lộ cảm xúc tức giận, ghét, khó chịu... của mình. Thay vào đó bé sử dụng hành động để biểu đạt cảm xúc đấy.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, trẻ em và ngoài trời

❌ Hậu quả từ việc “đánh chừa”.
🤔🤔🤔 Lứa tuổi nào bắt đầu xuất hiện hiện tượng này?
🌱 14 tháng trở lên là giai đoạn hiện tượng giơ tay đánh người khác thường bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có biểu hiện từ khá sớm, khoảng 9-11 tháng.
🌱 Nếu bố mẹ xử lý đúng cách, hiện tượng này sẽ k lặp lại nhiều lần, hiếm xảy ra khi ngoài 2-2,5 tuổi và gần như biến mất sau 3 tuổi.
🌱 Nếu bố mẹ xử lý không đúng cách, hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn, kết hợp với ăn vạ, gào thét, ném đồ đạc, cắn, cố tình làm đau bản thân hoặc người khác... Đặc biệt, có thể hình thành tính cách tiêu cực cho bé.
😡😡😡 Xử lý tình huống như thế nào?
Phần lớn các bố mẹ không có hành động ngay từ những lần đầu tiên việc đánh người khác xảy ra. Nhiều gia đình còn cười cợt, trêu đùa bé nhiều hơn. Chỉ đến khi nó trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn thì mới để ý và lo lắng. Vậy đây là một vài bước, bố mẹ có thể làm ngay bây giờ và càng sớm càng tốt để phản ứng lại hành động của bé:
✅ Giữ tay bé, không để bé đánh mình/người khác. Nghiêm mặt nhìn bé. Để bé thấy thái độ của bạn.
✅ Nói với bé ngay lúc đó: Mẹ/Bố không thích. Con làm mẹ/bố đau. Con không được phép làm đau người khác.
✅ Bạn sẽ phải lặp lại hành động này rất nhiều lần, nhiều tuần, nhiều tháng. Cho đến khi bé hiểu bố mẹ không thích điều đó.
✅ Nếu bé khóc, ăn vạ, cứ để bé như vậy. Áp dụng các biện pháp xử lý khi bé ăn vạ.
✅ Nghiêm túc nói chuyện với bé về hành động không tốt sau khi bé bình tĩnh. Yêu cầu bé xin lỗi nếu làm ai đó đau.
✅ Những lúc vui vẻ, ôm ấp bé và dặn dò về việc không đánh bất cứ ai, không làm đau người khác.
✅ Không đánh bé, không để bé chứng kiến người khác bị đánh, chọn môi trường lớp học đảm bảo chuyện đó không xảy ra.
✅ Dạy con cách biểu lộ cảm xúc khi tức giận: dậm chân, khoanh tay, bỏ vào phòng một mình bình tĩnh... dạy con cách nói: “con không thích” khi bị bố mẹ hay ai đó trêu đùa khiến con bực mình/khó chịu.
✅ Nếu bé liên tục đánh bố mẹ, cần áp dụng các hình phạt tuỳ theo lứa tuổi của bé: phạt cách ly, phạt không nói chuyện, không đọc sách, cất đồ chơi...
✅ Dừng trêu chọc bé. Không để người khác trêu bé quá đà. Không trêu giả vờ đánh bố mẹ để bé khóc, sau đó người lớn lại cười cợt, vui vẻ nói bé biết bênh rồi đấy...
✅ Không đánh chừa bàn ghế, đường... khi làm bé ngã hoặc đau.
🥳🥳🥳 Nếu không đủ kiên nhẫn, bố mẹ sẽ thấy công cuộc này thật nhàm chán vì có thể sẽ không thể thấy tác dụng ngay sau thậm chí vài ba tháng. Nhưng hành động đó sẽ giảm dần, giảm dần và biến mất khi các bé lớn hơn chút (ngoài 3 tuổi - tuỳ từng bé và tuỳ cách bố mẹ phản ứng với bé).
Chúc bố mẹ luôn đủ kiên nhẫn với bé ❤️

Nhận xét