TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

NHẬN BIẾT TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
✔️Thời tiết nóng nực kết hợp với chế độ ăn chưa hợp lý khiến trẻ có thể mắc chứng táo bón. Trẻ bị táo bón đã không còn là bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại gây cho con cảm giác vô cùng khó chịu, và nếu không điều trị thì nó cũng có thể gây ra một số tác hại cho cơ thể em bé. Chính vì thế, nó được hầu hết ba mẹ quan tâm và chú ý đến.
✔️Táo bón ở trẻ là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì cũng được cho là táo bón.


TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ TÁO BÓN
✔️Thông thường, trẻ bị táo bón chủ yếu do chế độ ăn của mẹ không đủ chất xơ, ít ăn rau xanh, thiếu vitamin, thừa đạm hoặc uống sữa ngoài. Một nguyên nhân nữa là do trẻ chưa được bú đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.
✔️Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyến khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón.
✔️Khi trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa thì cũng dẫn đến táo bón. Mặc dù không nguy hiểm ngay nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.

BA MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN
✔️Khi bé bị táo bón, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con bị táo bón, để từ đó có cách điều trị táo bón cho trẻ kịp thời.
Các mẹ lưu ý nên cho bé bú nhiều hơn khi trẻ bị táo bón, và trong khi bú thì hạn chế đổi bên. Một điều nữa là trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không nên cho con uống thêm nước, mà chủ yếu điều chỉnh khẩu phần ăn của mẹ. Mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả chín giúp nhuận tràng như đu đủ, chuối tiêu, bưởi, khoai lang, sữa chua; tạm dừng những đồ ăn cay nóng, viên uống bổ sung canxi, sắt.
✔️Nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, ba mẹ cần lưu ý chế độ ăn dặm cho trẻ, cho trẻ uống 200 – 300ml nước lọc/ngày để không bị thiếu nước. Nên cho trẻ ăn đồ ăn từ loãng đến đặc dần để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen với thức ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín để tăng thêm chất xơ, hạn chế táo bón.
✔️Trong trường hợp bé táo bón do sử dụng kháng sinh, ba mẹ vẫn nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi này, để giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột cho con, mẹ có thể cho trẻ bổ sung chế phẩm vừa bổ sung chất xơ, vừa chứa men vi sinh. Nếu có con đang mắc táo bón, mà ba mẹ còn băn khoăn không biết bổ sung loại là thực sự tốt, thì Tảo xoắn spirulina của Cửa Sổ Vàng có thể là một lựa chọn hữu ích và tuyệt đối an toàn cho con lúc này đấy nhé!
✔️Một cách khác có thể áp dụng để chữa táo bón cho con là massage bụng theo kiểu đi xe đạp hay massage bụng bé đều đặn theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài. Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tham khảo thêm ý kiến bác sĩ ba mẹ nhé!

MỘT SỐ CÁCH CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ TỨC THÌ
✔️Khi bé cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng táo bón thì ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột.
✔️Cách khác là ba mẹ cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện. Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.
✔️Bên cạnh đó, có thể nước trái cây nhưng không làm ngọt nước trái cây, đường sẽ không cải thiện tình trạng táo bón và có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là chuối, đu đủ, mận, táo, lê, nho, việt quất,…
✔️Nếu đã thử mọi cách mà không tiến triển, ba mẹ cũng có thể nghĩ đến phương pháp thụt hậu môn chữa táo bón. Với cơ chế dẫn truyền thuốc từ ngoài qua hậu môn vào thẳng trực tràng để kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Tuy nhiên, ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Nhận xét