Hiểu và xử lý về bênh bạch hầu ở trẻ đúng đắn

Bạch hầu là 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.


TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
✔️Bệnh Bạch hầu thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản, và có thể bạn sẽ thấy lạ là bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.
Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám thầy thuốc có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi.
✔️Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày, sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Các bệnh nhân này nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.
✔️Bạch hầu thanh quản: Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn tiếng, ho ông ổng. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp và có nguy cơ tử vong nhanh chóng.
✔️Bạch hầu các vị trí khác: Thường rất hiếm gặp và nhẹ, vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH BẠCH HẦU
✔️Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Kể cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng của bệnh thì họ vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác sau khoảng 6 tuần, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn.
✔️Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Ở những địa phương này, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH BẠCH HẦU
✔️Hiện nay, bệnh bạch hầu vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những khu vực tiêm vắc-xin bạch hầu chưa phải là bắt buộc thì căn bệnh này chủ yếu là mối đe dọa đối với những người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, những khách du lịch quốc tế hoặc tiếp xúc với những người từ các nước kém phát triển.
✔️Những người bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS, hay thậm chí đang sống trong điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp cũng có khả năng bị bệnh bạch hầu và lây nhiễm cho xã hội.

CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH HẦU
✔️Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này không chỉ có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi này: 2 tháng, 4 tháng đến 6 tháng, 15 đến 18 tháng, 4 đến 6 tuổi
✔️Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau...
✔️Khi đi ra đường nên dùng khẩu trang, xịt rửa tay thường xuyên. Lưu ý vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, đồ chơi cho con… Các bạn có thể sử dụng tinh dầu Cửa Sổ Vàng để xông nhà, phòng ở, lau các vật dụng cần thiết để ngăn ngừa virus, vi khuẩn.
✔️Ngoài ra, Cửa Sổ Vàng cũng rất khuyến khích các gia đình sử dụng máy sục Ozone để khử độc thức ăn, khử độc phòng ở hay súc miệng trực tiếp để loại bỏ hoàn toàn virus, vi khuẩn. Loại máy này Cửa Sổ Vàng đã đăng kí và kiểm nghiệm tại các cơ quan uy tín trong và ngoài nước bới các chuyên gia hàng đầu nên rất tốt cho gia đình bạn. Nếu chưa có điều kiện, các bạn có thể súc miệng thường xuyên bằng nước muối sạch, điều này cũng rất có lợi cho việc phòng bệnh.
✔️ Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong. Do đó, khi có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào xuất hiện, cần đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín ngay để có sự can thiệp và điều trị kịp thời nhất.

Nguồn:cuasovang

Nhận xét